Lượt xem: 381
PC Hải Phòng phối hợp trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên triển khai đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của sét đối với đường dây và trạm biến áp 110kV

     Trong những năm qua kinh tế thành phố ổn định tăng trưởng khá nhanh và toàn diện; quy mô kinh tế được mở rộng, huy động nguồn lực đầu tư, nhất là nội lực, tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đô thị có bước phát triển mới về quy mô và diện mạo. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội được chú trọng đầu tư theo hướng hiện đại, tạo nền tảng đẩy nhanh quá trình phát triển Hải Phòng trở thành thành phố Cảng, công nghiệp văn minh, hiện đại.


Cùng với sự phát triển của thành phố Hải Phòng, lưới điện 110 kV do Công ty Điện lực Hải Phòng quản lý cũng không ngừng phát triển, đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu phát triển của các phụ tải. Những năm gần đây do biến đổi khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết nắng nóng gay gắt thường kéo dài, diễn ra trên diện rộng và khi có mưa luôn kèm theo giông sét với mật độ sét cao nguy cơ mất an toàn ổn định vận hành hệ thống điện. 


        Với chỉ tiêu suất sự cố Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao: TQ: 02 vụ; VC: 02 vụ, trạm 03 vụ. Qua số liệu các vụ sự cố đường dây nguyên nhân do sét chủ yếu xảy ra vào các tháng mùa mưa bão (từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm) hay xảy ra khu vực cột nằm trên địa hình đồi núi cao thuộc tỉnh Quảng Ninh, các đường dây có chuỗi sứ kém. Với biên độ dòng sét có thể đạt tới hàng trăm kA, đây là nguồn sinh nhiệt vô cùng lớn khi dòng sét đi qua khu vật nào đó. Khi sét đánh thẳng vào đường dây sẽ sinh ra sóng điện từ truyền theo dọc đường dây gây nên quá điện áp tác dụng lên cách điện của đường dây. Khi cách điện của đường dây bị phá hỏng sẽ gây nên ngắn mạch pha - đất hoặc ngắn mạch pha – pha buộc các thiết bị bảo vệ đầu đường dây phải làm việc gây mất ổn định hệ thống. Sóng sét còn có thể lan truyền từ đường dây vào trạm hoặc sét có thể đánh thẳng vào trạm biến áp gây nên phóng điện trên cách điện của trạm biến áp, nếu chống sét van ở đầu cực máy biến áp bị chọc thủng gây thiệt hại vô cùng lớn. Qua đó ta thấy rằng sự cố do sét gây ra là rất lớn nó chiếm chủ yếu trong sự cố lưới điện vì vậy giông sét là mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa hoạt động của lưới điện. Do vậy cần phải có các giải pháp chống sét cho lưới điện để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. 


       Ngày 08/7/2020 được sự đồng ý của lãnh đạo Công ty, cán bộ các phòng kỹ thuật, Tổ chức & nhân sự và Đội quản lý vận hành lưới điện cao thế (QLVHLĐCT) Hải Phòng đã phối hợp với các thầy của Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên triển khai đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của sét đối với đường dây và trạm biến áp 110kV”. Sau khi trao đổi, thảo luận về mặt lý thuyết tại hội trường, các thầy cùng lực lượng tham gia của Công ty đi thực tế khảo sát hiện trường lấy số liệu và đưa ra giải pháp Cách lắp đặt: dây thoát sét, tiếp địa tại các cột có lắp  chống sét van đường dây 110kV đảm bảo tính hiệu quả cao nhất. 


      Việc bảo vệ đường dây đến mức độ an toàn tuyệt đối là không thể thực hiện được vì vốn đầu tư xây dựng đường dây là rất lớn như tăng cường cách điện, tăng thiết bị bảo vệ chống sét...vì vậy phương án đúng dắn nhất là tính toán lựa chọn mức độ bảo vệ chống sét của đường dây phải đảm bảo hợp lý về kinh tế - kỹ thuật. Do vậy việc đưa ra yêu cầu bảo vệ chống sét đường dây không phải loại trừ hoàn toàn khả năng sự cố sét đánh mà chỉ làm giảm bớt số lần sét đánh đến một giới hạn hợp lý nhất.


  Đoàn đã đi khảo sát các đường dây 173&174 A53-A80 nhánh rẽ xi măng Chinfong, đường dây 177&178 Đồng hòa – Thái Bình, nhánh rẽ trạm Vĩnh Bảo. Hiện trên đường dây 110kV do Công ty quản lý đều có dây CS, tuy nhiên với góc bảo vệ như hiện nay vẫn có khả năng bị sét đánh vào dây dẫn với xác xuất khoảng 25%-30% mặt khác trên đường dây có nhiều vị trí cột điện có tổng trở nối đất lớn , do vậy khi bị sét đánh trực tiếp vào cột hoặc vào dây chống sét gần những cột có tổng trở nối đất lớn vẫn xẩy ra hiện tượng phóng điện trên bề mặt cách điện khí có quá điện áp khí quyển dẫn đến sự cố. 


   Nếu lắp đặt CSV trên tất cả các pha của tất cả các cột điện thì hầu như sẽ không còn sự cố do sét gây ra, nhưng như vậy đòi hỏi chi phí quá cao. Vấn đề đặt ra là số lượng CSV có hạn và đường dây có dây CS, thì việc xác định các vị trí cột điện để đặt CSV sao cho hiệu quả là rất quan trọng, đòi hỏi phảỉ có sự nghiên cứu tính toán cụ thể. Qua số liệu Đội QLVHLĐCT Hải Phòng cung cấp, Trường Đại học Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên thống nhất cách lắp, vị trí lắp và cách đi dây thoát sét tại các vị trí: cột 06 nhánh rẽ trạm Vĩnh Bảo, cột 14 đường dây 172E2.10- Thái Bình, cột 28 nhánh rẽ xi măng Chinfong.


     Một số hình ảnh công tác tại hiện trường:   



         Khảo sát đường dây nhánh rẽ Trạm 110kV Vĩnh Bảo  



Khảo sát đường dây nhánh rẽ Trạm 110kV Vĩnh Bảo  - Cột 06



      Khảo sát đường dây nhánh rẽ Xi măng Chinfon - Cột 28

                         Cột 28 nhánh rẽ Xi măng Chinfon   




Đ
ỗ Mạnh Cường - Đội quản lý vận hành lưới điện cao thế Hải Phòng    




Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin mới

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc gì, xin đừng ngần ngại Click vào biểu tượng dưới đây

Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 155
  • Trong tuần: 8534
  • Tất cả: 3954110

Liên hệ với chúng tôi

Địa chỉ: Số 9 Trần Hưng Đạo - Q. Hồng Bàng - TP. Hải Phòng

Điện thoại: 84 - 02253 - 515101

E-mail: banbientap.hppc@gmail.com

Website: www.hppc.evn.com.vn