PC Hải Phòng: Triển khai đẩy mạnh xây dựng Văn hóa an toàn lao động năm 2020

PC Hải Phòng tuyên thệ đẩy mạnh xây dựng Văn hóa an
toàn lao động năm 2020
Hướng tới xây dựng thành công văn hóa an toàn lao động, tạo hiệu quả
bền vững trong công tác an toàn lao động của đơn vị, ngay từ đầu năm 2020 Công
ty Điện lực Hải Phòng đã có kế hoạch triển khai văn hóa an toàn lao động chỉ đạo
các đơn vị, với chủ đề:“Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng văn hóa an toàn
lao động – trọng tâm là huấn luyện kỹ năng nhận diện mối nguy và các biện pháp
phòng tránh cho người lao động. Thay đổi tư duy, hiệu quả trong quản lý sự cố
và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện”.
Thực tế cho thấy phần lớn nguyên nhân các vụ tai nạn lao động chủ yếu
là do con người. Do đó, việc phòng, chống tai nạn lao động phải bắt đầu từ việc
người lao động có ý thức tự bảo vệ mình, chấp hành nội quy, quy trình an toàn
lao động.. Tiếp tục duy trì và thực hiện
đầy đủ các nội dung, sáng tạo đổi mới hơn nữa trong triển khai đẩy mạnh xây dựng
Văn hóa An toàn lao động năm 2020Tổ chức huấn luyện CBCNV nhận diện mối nguy,
đánh giá rủi ro và biện pháp phòng tránh. Yêu cầu 100% CBCNV làm công việc có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được huấn luyện, đồng thời đây phải là
nội dung thường xuyên trong các buổi giao ban an toàn đầu ngày, tuần, tháng, từng
bước tạo thành thói quen cho người lao động nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro
và đề ra biện pháp phòng tránh trước khi làm công việc.

Điện lực Ngô Quyền tuyên thệ đẩy mạnh xây dựng Văn hóa
an toàn lao động
An toàn lao động có vị trí, vai trò rất quan trọng là bảo vệ người
lao động, người lao động là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sản
xuất của các đơn vị cơ sở. Đơn vị để mất an toàn lao động sẽ gây ra những tổn
thất lớn cho các đơn vị ngành sản xuất và dịch vụ …
Văn hóa an toàn lao động là gì? là một văn hoá trong đó quyền của
người lao động được tạo điều kiện về môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, được
tất cả các bên tôn trọng. Buộc người sử dụng lao động và người lao động phải
tham gia tích cực vào việc bảo đảm một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh
thông qua một hệ thống với các quyền, trách nhiệm và bổn phận được xác định là
văn hoá trong đó nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu,
văn hoá an toàn chính là biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Xây dựng văn hóa an toàn trong lao động là xây dựng xây dựng các nội
dung phải thực hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, phòng chống cháy nổ; xây dựng ý thức, tác phong thói quen làm việc an
toàn; xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các thành viên liên quan
và tham gia quá trình lao động sản xuất đối với các vấn đề quy định nhằm bảo đảm
an toàn vệ sinh lao động.
Để thực hiện tốt văn hóa lao động hay văn hóa phòng ngừa tai nạn lao
động trong đơn vị cơ sở, Lãnh đạo đơn vị và người lao động cần phải tận dụng tất
cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức
chung về các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát chúng, ngoài
ra còn phải nâng cao nhận thức về mặt luật pháp, chính sách trong lĩnh vực An
toàn vệ sinh lao động.
Với lãnh đạo đơn vị: thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn
lao động đó là bố trí sử dụng con người hợp lý; tăng cường củng cố, ổn định bộ
máy làm công tác AT-VSLĐ đảm bảo về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng,
tạo điều kiện để cán bộ làm công tác AT-VSLĐ được đào tạo nâng cao; phân công,
phân cấp rõ ràng trong công tác AT-VSLĐ, phổ biến để đảm bảo từng cán bộ quản
lý đều nắm rõ được nhiệm vụ của mình; nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ cho người sử
dụng lao động; xây dựng chế tài nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý
AT-VSLĐ, xử lý vi phạm, tổ chức điều hành sản xuất khoa học, hợp lý, khắc phục
các tồn tại trong thiết kế, thi công, lấy kỹ thuật cơ bản làm then chốt và lựa
chọn các công nghệ thiết bị phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia.
Với Người lao động thông qua tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức về AT-VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, thực hiện tốt việc tự
chăm sóc sức khỏe, chấp hành các Quy trình, Quy định về an toàn lao động, thái
độ với việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, thái độ của người lao động chấp
hành nghiêm túc các Quy trình vận hành thiết bị, ý thức tự bảo vệ mình…

Văn hóa an toàn trong lao động phải trở thành trách
nhiệm, ý thức tự giác chấp hành của mọi người và trở thành văn hoá ứng xử trong
lao động ở đơn vị, Lãnh đạo đơn vị phải luôn xem văn hóa An toàn lao động là một
bộ phận không thể tách rời, luôn song hành cùng sự phát triển của đơn vị.
Nhằm đưa công tác an toàn trong lao động trở thành trách nhiệm và ý
thức tự giác, thường nhật của mọi người và trở thành văn hoá ứng xử trong lao động
ở Công ty, Lãnh đạo Công tyTNHH MTV Điện lực Hải Phòng luôn xem Văn hóa An toàn
lao động là một bộ phận không thể tách rời của Văn hóa Doanh nghiệp, luôn
song hành cùng sự phát triển của Công ty. Chú trọng công tác tuyên truyền, đẩy
mạnh an toàn trong sản xuất điện và công tác sửa chữa, tăng cường kiểm tra, đào
tạo, tập huấn, huấn luyện và triển khai đầy đủ các biện pháp an toàn để ngăn ngừa,
đảm bảo không để xảy ra tai nạn.
Hoàng Trường – Văn
phòng PC Hải Phòng